THỨ BẢY TUẦN 7 PHỤC SINH
Khi ấy, ông Phêrô quay lại, thì thấy người môn đệ Ðức Giêsu thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Ðức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?” Vậy khi thấy người đó, ông Phêrô nói với Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Ðức Giêsu đáp: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy”. Do đó mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Ðức Giêsu đã không nói với Phêrô là: “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?” Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Ðức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.
Suy niệm: Hãy cứ theo Ta
“Phần ngươi hãy cứ theo ta” (c.22). Hãy theo Ngài cho đến cùng cho đến hiến tế sự sống toàn thiêu. Câu này tố lộ cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã hoạch định cho Phêrô một ơn kêu gọi riêng. Đã xếp đặt riêng cho ông một con đường định mệnh là ơn cứu rỗi. Chúng ta ngạc nhiên tại sao chỉ với một câu nói đơn giản “Phần ngươi Chúa theo ta” (c.19,22) mà Phêrô đã đi theo Chúa tới cùng là sự chết tử đạo? Thiên Chúa đã kêu gọi mỗi người theo ơn kêu gọi. Chúa muốn chúng ta thực hiện cho xong những công việc mà Chúa đặt chúng ta trong ơn kêu gọi đó. Chúng ta là những đầy tớ vô ích phải làm cho xong việc bổn phận của mình (Lc 17,10). Cũng như xưa trong cựu ước:
Thiên Chúa gọi Abraham theo Chúa vào tuổi đời già nua và ông đã từ bỏ quê cha đất tổ… để theo Chúa về vùng đất lạ (Stk 12,1-4)… Đời ông đã có những biến cố như hiến tế đứa con là Isaac (Stk 22,1), đã cứu ông lọt khỏi nô lệ tù đày (Stk 14), rồi gặp lại vị thượng tế Melkisêđê (14,17). Oâng chứng kiến cảnh hại thành Sôdôm và Goma tan hoang bởi lửa Trời (Stk 15-19). Đây là một ông kêu gọi.
Chúng ta có thể nghĩ tới ơn kêu gọi của Maisen từ giữa lòng sông Nil, ông trở thành gan lì như một tướng quân đưa dân thoát khỏi tay Ai cập vào dất hứa. Chúa gọi ông và chỉ cho ông trọng trách phải thực hiện mà Chúa chỉ hứa có một điều là “Ta ở cùng ngươi” (Stk 3).
Chúng ta hãy nghĩ đến ơn kêu gọi của các vua như David, Salomôn, các tiên tri. Hãy nghĩ đến những kiểu Chúa dùng cả Nabuchodosor, quân Philitinh để sửa sai chinh phạt Israel. hãy nghĩ đến trường hợp Chúa gọi riêng Phêrô đang sống yên hàn trong nghề chài lưới ở Caphanaum (Gio 1,44). Và rồi ông đã từ bỏ tất cả nghề nghiệp, gia đình chỉ vì một tiếng gọi: “Hãy theo Ta” (Gio 11,35-42). Sau này Phêrô đã là cột trụ củng cố đức tin anh em ở Giáo hội sơ khai, Phêrô đứng đầu nhóm họp các tông đồ ở nha øtiệc ly (Sđcv 1,13). Cử tọa việc chọn Mathia (1,15), xét xử cho Anania và Saphira (5,1-11), làm phép lạ, rửa tội cho dân (2,37-41), Phêrô đã từng kinh lý sửa sai các giáo đoàn, và cuối cùng đời Phêrô đã chết tử đạo ở Roma, thời Nêron.
Thế là Phêrô đã thực hiện xong lời Chúa dạy: “Phần ngươi cứ theo ta” (c.22). Chúa cũng đang nói với chúng ta một lời mời gọi tương tự như thế. Chúa không hẳn mời gọi chúng ta phải từ bỏ hoàn toàn như chàng thanh niên kia, hay như các tông đồ. Nhưng Chúa mời gọi chúng ta “hãy vác thập giá mình theo Ngài” (Mt 16,24. Gio 7,17). Sở dĩ cho nhiều người được gọi mà ít người được chọn là vì ít ai đáp lại tiếng Chúa mời gọi (Mt 22,1-14) cách quảng đại. Sách Khải huyền diễn tả Chúa đứng ngoài cửa lòng mỗi người gõ cửa mời thâu đêm (3,20), gõ cửa mời gọi chúng ta bằng lời Chúa mỗi sáng chúng ta trao đổi với nhau đây. Chúa mời gọi chúng ta bằng gương lành gương sáng của những anh em chúng ta gặp mỗi ngày. Chúa mời gọi chúng ta bằng những biến cố nho nhỏ của cuộc đời như may rủi, bệnh tật là những dịp Chúa đánh thức chúng ta đó.
Chúng ta nhớ chắc điều này: chúng ta chỉ được cứu rỗi khi đã thi hành xong bổn phận của riêng mình. Không ai làm thế cho chúng ta trên đường cứu rỗi, vì mỗi người có một linh hồn, mỗi người có một số nén bạc khác nhau. Thánh Phaolô khuyên chúng ta cần lưu tâm đến ơn gọi của anh em nữa” (1C 12,6). Chúng ta tuy có nhiều ơn kêu gọi khác nhau nhưng chỉ thuộc về “một thân thể duy nhất và một thần khí duy nhất” (1C 12,4-13). Ước gì mỗi người ý thức trách nhiệm rõ rệt vai trò Chúa chọn mình trong cộng đoàn để sống cho ra sống, sống đích thực với ơn kêu gọi của mình.